Sức Khỏe

Răng khôn là răng nào, nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Răng khô là răng nào?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm. Khi mọc răng thường đi kèm với các dấu hiệu đau nhức, sưng tấy ở phần nướu cạnh vị trí mọc. Răng khôn thường sẽ mọc ở người trưởng thành từ 18 – 25 tuổi, đó cũng chính là lý do người ta gọi nó là “răng khôn”.

Tình trạng mọc răng khôn xảy ra rất phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng mọc loại răng này.

Mọc răng khôn xảy ra các biến chứng gì?

Thông thường, nếu là răng khôn mọc thẳng sẽ không xảy ảnh hưởng gì đế sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thế nói chung. Tuy nhiên, nếu răng mọc ngầm, mọc lệch,… sẽ để lại một số biến chứng sau:

Răng khôn bị viêm lợi trùm, viêm nướu

Khi răng khôn mọc lệch sẽ làm nhồi nhét thức ăn, lâu ngày làm cho nướu bị sưng đỏ, viêm quanh thân răng, sau đó sẽ tạo túi mủ, làm cứng hàm, bệnh nhân khó khăn trong việc há miệng,… Khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được phát hiện và điều trị sẽ gây phá huỷ xương xung quanh răng và các răng bên cạnh. Trong các trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng huyết,…

Quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm đến khi tổn thương lan rộng bệnh nhân mới đi khám thì lúc này nhiều khi răng số 7 đã hỏng, không thể giữ lại được. Trong khi đó bạn cần biết rằng, răng số 7 hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.

Gây u, nang xương hàm

Những nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng, những tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân để hình thành lên những khối u xương hàm như nang thân răng, K xương hàm…

Răng khôn làm sâu răng bên cạnh

Khi chiếc răng khôn mọc lệch sẽ nghiêng và tựa vào răng kế bên, thức ăn khi bị kẹt vào đó sẽ khó vệ sinh, gây viêm nhiễm. Cuối cùng sẽ làm sâu chiếc răng này và răng bên cạnh.

Có nên nhổ răng khôn không?

Việc xác định nên hay không nên nhổ răng khôn tùy thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa, bạn nên chọn địa chỉ uy tín để chẩn đoán chính xác nhất.

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm.

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức thì nên nhổ bỏ chúng đi.

Một số trường hợp cần nhổ bỏ răng khôn bạn có thể tham khảo:

– Khi răng khôn mọc gây các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận.

– Khi răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ đi.

– Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng, bệnh nhân cần làm chỉnh hình, làm răng giả.

– Răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.

Không phải bất cứ trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ, và không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Có thể bảo tồn giữ răng khôn ở những trường hợp sau:

– Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng. Trường hợp này nếu giữ lại thì dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch triệt để.

-Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính chưa kiểm soát được như tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường… cũng không nên nhổ răng khôn.

– Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Khi có ý định nhổ răng khôn hoặc được chỉ định nhổ răng hầu hết các bệnh nhân đều đặt ra nghi vấn tương tự như “Nhổ răng khôn nguy hiểm không?” hay “Nhổ răng khôn có đau không?”. Thực tế, nhổ răng khôn có đau không còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến như:

– Trình độ chuyên môn của bác sĩ.

– Tình trạng răng khôn mọc, nếu mọc ngầm phía dưới, có sưng thì nhổ răng sẽ phức tạp, có khả năng khi nhổ sẽ gây ê buốt nhẹ.

– Thiết bị nha khoa hiện đại, sự hỗ trợ từ máy móc hiện đại sẽ giúp ca nhổ răng diễn ra nhanh chóng, giảm cảm giác đau, lành thương nhanh.

Vậy nên, bệnh nhân nên tìm hiểu địa chỉ nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ giỏi để an tâm nhổ răng.

Đau hàm, đau vị trí nhổ răng khi nhổ răng khôn.

Đau hàm, đau vị trí nhổ răng khi nhổ răng khôn.

Ngoài ra, việc nhổ răng khôn sẽ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ để lại một số triệu chứng sau khi nhổ như:

Đau hàm, đau vị trí nhổ răng: Đau thường xảy ra sau khi thuốc tê hết tác dụng, tùy từng sang chấn trong quá trình nhổ mà bệnh nhân có thể đau theo các mức độ khác nhau từ đau nhẹ âm ỉ đến đau dữ dội.

Chảy máu: Tình trạng này có thể xảy ra sau khi nhổ răng trong vòng 24h. Ngay sau khi nhổ răng và nghỉ ngơi, các bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng gạc y tế để ngăn chảy máu.

Sưng, khó cử động hàm: Trong 24 giờ đầu, bạn nên liên tục sử dụng thao tác chườm – nghỉ bằng chườm ấm và chườm lạnh tách biệt, tiếp tục giữ chặt gạc để máu đông nhanh hơn. Thời gian đầu vẫn còn đau thì dùng chườm lạnh, thao tác chườm (giữ 2-3 phút trên khu vực đau), sau đó nghỉ.

Lưu ý sau khi nhổ răng

Để giúp vết thương sau khi nhổ răng lành nhanh hơn cũng như giúp giảm đau sau nhổ bạn cần chú ý:

– Uống thuốc theo đơn.

– Cắn gạc cầm máu từ 1 đến 1,5h. Không được thay gạc.

Chườm lạnh để giảm sưng cứ 30p rồi nghỉ 30p.

Súc miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn sau 24h đầu, một số loại nước súc miệng tốt bạn có thể dùng gồm Kin Gingival,  SMC AG+, và nước súc miệng có chứa chlorhexidine như Homaz.

– Ngày đầu ăn nhẹ, các ngày sau ăn bình thường.

– Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi nhổ răng cần có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để huyệt ổ răng lành thương và cầm máu ổn định. Do đó cần có kế hoạch nghỉ ngơi dài ngày.

– Giảm sưng bằng cách chườm lạnh: Sưng sau nhổ răng là khá phổ biến, cần thường xuyên chườm đá lạnh liên tục để giảm bớt sưng đến khi ổn định.

– Giảm đau bằng cách uống thuốc: Thường sau khi hết thuốc tê sẽ gây đau huyệt ổ răng, thuốc giảm đau là vô cùng hữu hiệu trong các trường hợp này.

– Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn lỏng, ăn nguội, không ăn đồ cứng, không khạc nhổ sau nhổ răng là những lưu ý vô cùng quan trọngnhổ răng khôn bao lâu lành.

Một số câu hỏi liên quan đến việc nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?

Tùy vào cơ địa, cách chăm sóc và tình trạng sức khỏe của từng người mà câu trả lời cho nhổ răng khôn bao lâu thì lành sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, quá trình lành thương thường được chia thành các giai đoạn sau:

24 giờ đầu: Cục máu đông sẽ hình thành để cầm máu và bảo vệ vết thương.

2 – 3 ngày tiếp theo: Tình trạng sưng viêm ở miệng và má sẽ được cải thiện. Hiện tượng sưng viêm thường xảy ra vài giờ sau khi nhổ răng mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc giãn mạch, tăng lưu lượng máu đến vết thương.

Sau 7 ngày: Bạn phải đến phòng khám để nha sĩ loại bỏ chỉ khâu nếu dùng chỉ thường (khâu đóng vết thương hay áp dụng với những ca tiểu phẫu răng khôn hàm trên).

Từ 7 – 10 ngày tới: Tình trạng cứng hàm và đau sẽ không còn nhiều.

Sau 2 tuần: Những vết bầm tím nhẹ trên mặt sẽ biến mất.

Trường hợp nếu cục máu đông bị bong ra khỏi vết thương hoặc có hiện tượng nhiễm trùng xảy ra thì quá trình phục hồi sẽ kéo dài lâu hơn.

Nhổ răng khôn ở đâu?

Chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín và chuyên nghiệp tuy tốn nhiều chi phí hơn nhưng sẽ đảm an toàn hơn cho bạn. Bởi ở đó có nha sĩ chuyên nghiệp, có thiết bị tiên tiến hiện đại.

Sau đây nhà thuốc Phương Chính xin phép được giới thiệu đến bạn một số địa chỉ nha khoa uy tín:

Tại Hồ Chí Minh

Nha khoa, Bệnh viện Địa chỉ Điện thoại
BV Răng Hàm Mặt TW 201a Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5 02838556732
BV Răng Hàm Mặt 263–265 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Q.1 02838360191
BV Gia Định Số 1 Nơ Trang Long, P.7, Bình Thạnh 02838412692
Nha Khoa Đông Nam 411 Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận 02873077141
Nha khoa Parkway 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.3 0896632969
BV Đại học Y Dược 652 Nguyễn Trãi, P.11, Q.5 02838552641
PK Răng Hàm Mặt SG 1256 Võ Văn Kiệt, P.10, Q.5 02838567479
Nha khoa Kim Số 345 Lê Văn Sỹ, P.13, Q.3 19001041
Nha khoa Paris Số 97 Cộng Hòa, P.4, Tân Bình 0943776699
PKTM DORA 62 Nguyễn Văn Cừ, P. Cầu Kho, Q.1 0937828007

Tại Hà Nội

Nha khoa, Bệnh viện Địa chỉ Điện thoại
BV Răng Hàm Mặt TW 40A – 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm (84.4)38269722
BV Đại học Y Dược Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa 0982873112
TTNHTM YTeeth Hà Đông Lô 13, khu đấu giá Tân Triều, Thanh Trì, Hà Đông 0866971115
Nha Khoa Trẻ 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân 0963333844
Nha khoa Lạc Việt Intech Số 160 Tây Sơn, Đống Đa 0971066726
Nha khoa Kim Số 79 Ngô Quyền, Hàng Bài, Hoàn Kiếm 19006899
Nha khoa Quốc tế DND 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng 0832124124
Nha khoa Navii 42 Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm 0912604242
Nha khoa Family Số 03 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy 0982449801
Nha khoa Quốc Tế Á Châu 137 An Trạch, Cát Linh, Đống Đa 0987302621

Chi phí nhổ răng khôn là bao nhiêu?

Thực tế, mức giá nhổ răng khôn ở mỗi cơ sở y tế không giống nhau. Tuy nhiên, sau khi tham khảo bảng giá nhiều nha khoa uy tín. Chúng tôi cũng đã tổng hợp mức phí trung bình cho hạng mục này như sau:

– Nhổ răng khôn mọc thẳng: 600.000/1 răng.

– Nhổ răng khôn mọc lệch mức 1: 1.000.000/1 răng.

– Nhổ răng khôn mọc lệch mức 2 (mọc ngầm): 1.500.000/1 răng.

– Nhổ răng khôn mọc ngầm mức 3 (mọc ngầm, + chân khó): 1.700.000/1 răng.

Ngoài ra, chi phí cũng sẽ có sự thay đổi nhất định, tùy thuộc vào các yếu tố sau:

Phụ thuộc vào tình trạng của răng

Nếu răng khôn mọc thẳng, việc nhổ răng sẽ đơn giản và dễ dàng thì chi phí sẽ phù hợp, ít tốn kém.

Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, đâm sang các răng xung quanh, có biến chứng. Lúc này, việc nhổ răng sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, mức chi phí sẽ cao hơn bình thường.

Công nghệ nhổ răng khôn

Công nghệ, máy móc cũng là yếu tố quyết định đến chi phí nhổ răng khôn. Áp dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp hạn chế đau đớn, tổn thương khi thực hiện. Tuy nhiên, chi phí cũng sẽ đắt đỏ hơn nhiều.

Tay nghề của bác sĩ nha khoa

Một ca nhổ răng khôn có thành công hay không đòi hỏi bác sĩ thực hiện có tay nghề cao. Bởi răng khôn có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau. Do đó, bác sĩ có chuyên môn cao mới có thể xử lý an toàn, linh hoạt, tránh đau đớn cho người bệnh. Muốn như thế chí phí bỏ ra cũng phải thật thích hợp.

Nhổ răng khôn kiêng ăn gì?

Các thức ăn nên kiêng sau khi nhổ răng khôn.

Đồ ngọt, lạnh, cay, nóng là những thức ăn nên kiếng sau khi nhổ răng khôn.

Sau khi nhổ răng khôn nếu không chăm sóc đúng cách vết thương không chỉ đau lâu, đau âm ỉ mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác. Chính vì thế, bạn cần biết cách chăm sóc cũng như cách ăn uống để giúp vết nhổ mau lành hơn.

Thức ăn cứng, dai, giòn

Đồ ăn chưa được chế biến kỹ, quá dai, quá cứng làm cho hàm phải hoạt động mạnh từ đó vô tình làm tổn thương vết thương mới nhổ. Ngoài ra, đồ ăn có độ giòn cao như các loại bánh quy, đồ chiên rán… các mảnh vụn dễ bám vào kẽ chân răng gây viêm.

Thức ăn cay nóng

Sau khi nhổ răng chắc chắn sẽ hình thành vết thương trong khoang miệng, nếu ăn những thức ăn cay nóng sẽ khiến vùng bị thương bị đau và xót rất khó chịu. Do đó, chỉ nên ăn thức ăn nhẹ, tránh kích thích vào vùng tổn thương.

Ngoài ra, thực phẩm quá nóng sẽ làm giãn mạch máu, khiến cục máu đông tan ra, máu tiếp tục chảy ở vị trí mới nhổ răng và có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Đồ ngọt, chua

Không ăn đồ ngọt như bánh kẹo, nược ngọt bởi chất đường trong những món này khi vào miệng sẽ gây nên tình trạng sưng tấy kéo dài.

Không ăn thực phẩm chứa axit nhiều như chanh, bưởi,… vì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn.

Kiêng rượu bia

Nên kiếng rượu bia từ 5-7 ngày đến khi vết mổ đã được ổn định. Đặc biệt khi dùng kháng sinh thì việc uống rượu bia cũng không không hề tốt.

Trên đây là toàn bộ bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề nhổ răng khôn, hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn an tâm và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc nhổ răng khôn sắp tới cũng như chăm sóc răng sau khi nhổ. Cuối cùng, chúc bạn nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button